Công ty xử lý nước thải

         Công ty xử lý nước thải Ánh Dươngcông ty chuyên xử lý nước thải tại Hà Nội.Công ty chúng tôi sẵn sàng nhận mọi yêu cầu của các bạn về xử lý nước thải:

Ảnh
LẮP ĐẶT BỒN COMPOSITE Ở CÔNG TRÌNH
Xưởng sản xuất của công ty ÁNH DƯƠNG
   
Xưởng sản xuất của công ty ÁNH DƯƠNG

      NẾU BẠN CÓ CÁC NHU CẦU SAU ĐÂy HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI
        - Đánh giá tác động môi trường.
        - Tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, khách sạn, nước thải tòa nhà, nước thải khu chung cư, biệt thự, làng nghề...

     

Chuẩn bị xuất hàng đi công trình tại bãi chứa sản phẩm của Công ty Ánh Dương

        Các hệ thống xử lý nước thải của chúng tôi hoạt động tự động bởi đều được thiết kế bởi hệ điều khiển tự động PLC. Các hệ thống xử lý nước thải của chúng tôi được thiết kế theo các công nghệ tiên tiến nhất hiện này MBBR, AAO,  MBR và các công nghệ truyền thống Unitank, Aerotank. Các thiết bị kèm theo như bơm, máy thổi khí đều được nhập ngoại từ Ytalia, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

 

     
      Chất lượng nước xả thải đảm bảo theo Quy chuẩn Việt nam QCVN14:2008 cột A hay cột B theo yêu cầu của Quý khách hàng.

  
Công trình Vietmindo ( Inddoneexxia) và Wintek  Đài Loan)

      Công ty chúng tôi là công ty xử lý nước thải DUY NHẤT ở Hà Nội tự sản xuất bồn composite cho các hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy, đến với công ty chúng tôi bạn đã tiết kiệm không nhỏ chi phí so với các công ty xử lý nước thải khác. Chúng tôi cam đoan hệ thống xử lý nước thải từ bồn composite của chúng tôi có giá thấp nhất trên thị trường.

  

Lắp đặt hệ thống 32 bồn xử lý nước thải cho công ty KEIHIN (Nhật)
 Khu CN Thăng Long II - Phố Nối - Hưng Yên

       Bồn composite xử lý nước thải của chúng tôi được thiết kế theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM D4097 và các tiêu chuẩn ISO. Bồn composite xử lý nước thải của chúng tôi được gia công với sự tư vấn công nghệ của các chuyên gia composite và xử lý nước thải của Viện Môi trường Mitsumishi ( Nhật Bản).
   

   

Lắp đặt hệ thống nước thải ở tầng hầm
 Tòa nhà Detech và Tòa nhà Thông tấn xã Việtnam
   
Xử lý nước thải tại nguồn
Công trình xử lý nước thải tại nguồn tại Khu Sinh Thái Đông Anh
   
      Các hệ thống xử lý nước thải tại nguồn do chúng tôi sản xuất với sự hợp tác của Viện Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại học Xây Dựng - Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Xử lý nước thải sinh hoạt - Đề tài cấp Nhà Nước.
   
   

          Bạn có thể tham khảo một số công trình của chúng tôi tại đường link này:
       
        Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn:
        Mr. Lê Hồng Thái   0913.588.960  04.351.33.522  
           Email: lehongthai195962@yahoo.com.vn

Công nghệ composite - Cách sử dụng con lăn

  Công ty Cổ phần Compsoite và Công nghệ Ánh Dương gửi tới bạn bài viết về công nghệ composite và các sử dụng con lăn trong quá trình gia công sản phẩm.
 - Phân tích ưu khuyết điểm của các com lăn để lựa chọn trong gia công sản phẩm composite

Con lănƯu điểmKhuyết điểm
Loại có cánh - tiêu chuẩn
   Được dùng trong hầu hết các ứng dụng để loại trừ bọt khí. Thiết kế giảm sự trượt sợi do bán kính cong trên mỗi cạnh của con lăn   Không hiệu quả đối với các loại sợi dệt
Loại có cánh xẻ rãnh
   Một cải tiến mới so với loại thông dụng, xuất sắc với nhựa có hàm lượng độn cao và ít bọt khí   Có thể bị trôi nhựa nếu lăn quá nhanh
Loại rãnh dài
   Con lăn kiểu châu Âu, rất hiệu quả khi loại bọt khí là làm vệ sinh. Rất thích hợp với các loại sợi dệt hoặc đơn hướng   Có thể bị trôi nhựa nếu lăn quá nhanh. Có thể thấm nhựa lại nếu nhựa bị trôi ra ngoài nhiều
Loại sợi tổng hợp
   Sử dụng rất tốt trong việc đắp lớp ngoài và sợi đơn hướng, ngoại trừ các loại sợi cắt. Thao tác tốt trên các bề mặt phức tạp   Rất khó làm sạch. Sợi có thể bị kéo theo
Loại phá bọt
   Phá bọt xuất sắc trong tất cả các ứng dụng. Được ưa thích trong Epoxy và Xi măng   Không sử dụng cho các loại sợi vụn, khó làm sạch nhưng dễ hơn so với loại sợi tổng hợp

                                                   Cách chọn kích thước con lăn

Đường kính

 -   Chọn đường kính lớn nhất nếu có thể. Chi phí thêm một ít nhưng tiết kiệm thời gian lăn. Diện tích bề mặt con lăn sẽ tăng gấp 3x so với đường kính. Điều này cũng ảnh hưởng đến thời gian làm sạch sau mỗi ca sản xuất.
 -   Các sản phẩm của ES đường kính nhỏ hơn, các cánh gần và cạn hơn. Sử dụng loại đường kính nhỏ cho các sản phẩm mỏng, khử bọt nhanh hơn. Mỗi con lăn ES có một thiết kế riêng về cánh và độ sâu để tăng tối đa hiệu quả khử bọt.
 -   Đường kính lớn hơn thì dễ dàng làm sạch và trục con lăn lớn nên cách xa mặt đắp nên nhựa bị thấm vào các khe con lăn ít. Do đó, việc chọn con lăn tùy thuộc vào công việc và ý kiến của nhà sản xuất. 
Chiều dài con lăn
 -   Con lăn dài hơn thì diện tích lăn cũng tăng lên. Khi diện tích sản phẩm quá lớn và con lăn không thể lăn được thì có thể sử dụng con lăn Panel, loại này có thể kéo dài phạm vi thao tác của con lăn.



Sản phẩm bồn composite - Ánh Dương

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm composite mà công ty chúng tôi đã thực hiện mời bạn click vào những tiêu đề dưới đây:
- Hệ thống bồn composite xử lý nước thải 
- Công trình bồn composite chứa hóa chất
- Một số công trình bọc composite 

Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn

Công nghệ Composite - Nhựa polyester có hàm lượng styrene thấp

Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương gửi tới bạn đọc bài viết về công nghệ composite với nhựa polyester có hàm lượng styrene thấp và mục đích của nó.

Sản phẩm bồn nhựa composite do công ty chúng tôi sản xuất và lắp đặt

Mục đích của Styrene Styrene được cho vào nhựa polyester bất bão hòa hoặc nhựa vinyl ester nhằm 2 mục đích chính: • Pha loãng hỗn hợp để kiểm soát độ nhớt mà nhựa có thể thấm ướt được sợi gia cường.
                 • Là cầu nối ngang trong phản ứng kết mạng của nhựa.
Các vật liệu, như styrene, đáp ứng được cả 2 chức năng trên được gọi là “tác nhân pha loãng hoạt tính”. Thật ra cũng có các tác nhân pha loãng hoạt tính khác như methyl methacrylate (MMA) nhưng vì ưu điểm vượt trội của styrene trong thị trường nhựa polyester và vinyl ester nên chúng ta sẽ tập trung giải quyết các vấn đề của styrene.
Styrene có khả năng đáp ứng được 2 chức năng trên với tổng chi phí thấp nhất trong khi cải thiện được tính chất của nhựa cũng như hiệu quả sản xuất. Ta hãy hình dung một chất pha loãng nhưng không hoạt tính thì yêu cầu sẽ phải bay hơi khỏi hỗn hợp khi đóng rắn trong khuôn. Một số nhựa epoxy gặp phải vấn đề này, tức là chất pha loãng sử dụng không hiệu quả.


Hoạt tính styrene ở đây nghĩa là bản thân nó được sử dụng trong phản ứng kết mạng ngang, trở thành cầu nối ngang trong mạng lưới polymer đã đóng rắn và giá thành của styrene thấp hơn bản thân mạch chính polymer. Sau khi đã phản ứng kết mạng ngang, styrene sẽ làm tăng độ cứng của vật liệu (nếu quá giới hạn sẽ trở nên dòn) đồng thời cũng cải thiện một số tính chất vật lý của sản phẩm.

Styrene cũng là chất pha loãng hiệu quả và rẻ tiền. Nó rất dễ pha loãng với hầu hết các loại nhựa hiện nay, làm cho hỗn hợp nhựa dễ thấm ướt sợi gia cường. do đó, styrene được xem gần như là lý tưởng.

Tuy nhiên, styrene lại nằm trong danh sách các chất gây ô nhiễm không khí khi nó bay hơi độc ra môi trường. Do đó, chúng ta phải làm giảm lượng hơi styrene bay ra trong quá trình sản xuất composite. Hiện nay, các công ty sản xuất nhựa đều đang nghiên cứu nhằm làm giảm lượng styrene trong sản phẩm của họ. Nếu phân tích về mặt hóa học thay đổi như thế nào để làm giảm lượng styrene thì rất phức tạp.

Bồn composite chứa hóa chất được công ty sản xuất và lắp đặt tại Tổng công ty Giấy 
Vì vậy, dưới đây chúng ta chỉ thảo luận các phương pháp làm giảm lượng styrene trong nhựa một cách đơn giản nhất.

Cách thứ nhất: Biến tính hệ polymer

Nỗ lực đầu tiên từ các nhà sản xuất nhựa là biến tính nhựa (polyester và vinyl ester) sao cho nó cần ít styrene hơn. Mục tiêu này không chỉ về mặt thương mại mà còn phải cho kết quả nhanh. Họ nhận ra rằng nếu độ nhớt của nhựa (polymer) giảm thì lượng styrene cần thêm vào để đạt được độ nhớt hỗn hợp cũng giảm. Cách đầu tiên để giảm độ nhớt của nhựa là làm ngắn mạch phân tử (tức giảm khối lượng phân tử nhựa). Mạch polymer càng ngắn sẽ càng giảm tương tác nội giữa các mạch nên hỗn hợp dễ chảy hơn, tức độ nhớt thấp hơn. Do đó, lượng styrene cho vào hệ polymer khối lượng phân tử thấp hơn sẽ giảm, tuy nhiên việc giảm lượng styerene này sẽ ảnh hưởng đến lượng styrene cần để phản ứng kết mạng ngang. Vậy khi đó, phản ứng kết mạng ngang thay đổi như thế nào? Và việc thay đổi phản ứng kết mạng ngang này sẽ ảnh hưởng đến tinh chất của polymer ra sao?

HÌnh ảnh bồn composite được bàn giao  

Hai đặc tính kết mạng ngang sẽ thay đổi (lượng styrene giảm đi và tỷ trọng kết mạng ngang tăng lên). Việc giảm lượng styrene cho phản ứng kết mạng ngang dẫn tới tình trạng thiếu styrene ở vị trí phản ứng (nếu thừa styrene thì bản thân các phân tử styrene sẽ tự phản ứng với nhau, nối lại thành mạch dài; nếu thiếu styrene thì ở mỗi mắt lưới sẽ hình thành chỉ với một hoặc hai phân tử styrene). Việc giảm lượng styrene trong mạng lưới sẽ làm cho polymer đã đóng rắn ít dòn hơn. Tuy nhiên, mạch polymer ngắn hơn nghĩa là liên kết đôi cacbon – cacbon sẽ nhiều hơn và tạo ra số liên kết ngang nhiều hơn. Mà mật độ liên kết ngang nhiều hơn lại làm vật liệu dòn hơn. Hai hiệu ứng trái ngược này làm cho vật liệu sau đóng rắn có độ dòn trở về giá trị gần như chưa biến tính mạch polymer.
Hình ảnh bồn composite xử lý nước thải
Nhiệt độ biến dạng nhiệt và khả năng kháng dung môi sẽ tăng lên khi tăng mật độ kết mạng ngang. Các tính chất khác như kháng UV, kháng phồng dộp, kháng nứt,.. đều bị ảnh hưởng nhưng mức độ phải được đánh giá trên từng loại nhựa và trường hợp ứng dụng. Và những tính chất này sẽ ảnh hưởng lên gelcoat nhiều hơn nhựa thông thường nên khi thay đổi gelcoat, nhà sản xuất phải kiểm tra kỹ.

Biến tính khác của nhựa là thay đổi phân bố khối lượng phân tử tức kéo dãn đường cong phân bố khối lượng phân tử, thậm chí khi khối lượng phân tử trung bình khá cao nhưng vẫn có một lượng đáng kể phân tử khối lượng thấp làm cho các phân tử trượt lên nhau dễ dàng hơn, vì vậy làm giảm độ nhớt của hỗn hợp. độ nhớt hỗn hợp nhựa giảm nghĩa là giảm lượng styrene thêm vào.
Cách thứ hai: Phát triển hệ polymer mới

Polyester được tổng hợp từ phản ứng của diaxit và glycol. Nếu thay đổi loại và lượng di-axit và glycol thì tính chất nhựa cũng thay đổi rất lớn (ví dụ sự khác nhau giữa nhựa iso và ortho chỉ là sử dụng hai loại axit khác nhau).

Ngoài việc thay đổi giữa các thành phần diaxit và glycol thì các nhà sản xuất nhựa cũng đang thử các loại diaxit và glycol mới mà đầu hướng tới tạo ra nhựa sạch, tức giảm lượng styrene sử dụng (Ví dụ như neopentyl glycol sẽ dễ tan trong styrene hơn các thành phần tương tự khác) và còn có thể cải thiện một số tính chất vật lý khác.

Hình ảnh bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt
Một thay đổi khác có thể trộn nhiều loại diaxit và nhiều loại glycol lại với nhau, theo những thứ tự và tỷ lệ khác nhau, trong đó mỗi thành phần sẽ có hoạt tính khác nhau

Cách thứ ba — Sử dụng những loại monomer khác

Styrene không phải là monomer duy nhất hoạt động như chất pha loãng hoạt tính trong nhựa polyester và vinyl ester. Vì vậy, các monomer khác mà có áp suất hơi thấp hơn đang được nghiên cứu nhằm lựa chọn thay thế styrene. Monomer được tìm kiếm phải ó hoạt tính hóa học giống styrene nhưng khối lượng phân tử cao hơn nên áp suất hơi thấp hơn, ví dụ vinyl toluene hay t-butyl styrene nhưng giá thành lại cao hơn styrene.

Cách khác là sự kết hợp đơn giản 2 hay 3 monomer styrene lại với nhau thành dimer hoặc trimer và sử dụng làm tác nhân pha loãng. Vật liệu composite sau đóng rắn, khả năng thấm ướt sợi đều rất tốt nhưng giá của dimer, trimer cũng tăng đáng kể.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm monomer mới hoàn toàn. Ví dụ như MMA nhưng nó cũng có độ bay hơi cao, cũng gây ô nhiễm không khí nhưng với một số hệ polymer thì MMA tương hợp tốt hơn nên sử dụng ít MMA hơn vẫn đạt được độ nhớt mong muốn. MMA cũng cải thiện một số tính chất vật lý của nhựa nhưng giá thành của MMA cũng cao hơn styrene.

Cách thứ tư – Ngăn cản không cho styrene bay hơi

Bồn composite xử lý nước thải công nghiệp

Thường thêm wax vào hỗn hợp nhựa, tạo ra một lớp bề mặt ngăn cản hơi styrene bay lên đồng thời cũng cản oxy từ bên ngoài nên cải thiện được quá trình đóng rắn nhựa. Cách này đã và đang áp dụng rộng rãi, tuy nhiên khi có wax vào thì liên kết trong nhựa bị giảm. Khuyết điểm này được khắc phục bằng cách sử dụng các lớp liên diện (tăng khả năng kết dính trong hỗn hợp nhựa). Lớp liên diện có chứa các liên kết đôi cacbon-cacbon cho phép phản ứng tạo liên kết ngang xuyên qua, vì vậy độ liên kết của vật liệu 2 bên lớp màng được cải thiện. Lớp liên diện đạt hiệu quả cao nhất khi nằm ngang và hỗn hợp nhựa ở trạng thái tĩnh (không khuấy). Nếu bề mặt hỗn hợp không nằm ngang thì lớp liên diện không hiệu quả lắm, lúc đó phải cho thêm chất làm đặc và bản thân phụ gia làm đặc cũng làm giảm sự bay hơi của dung môi.

Kết luận

Các nhà sản xuất nhựa đang nỗ lực để tìm ra giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu lượng styrene bay ra môi trường. Các phương pháp, nguyên lý đã có và họ đang tiếp tục thử nghiệm, kiểm tra hoàn thiện để có thể công bố và thương mại hóa trong tương lai gần.

Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

Công nghệ composite - khuyết tật của rencoat


Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương giới thiệu bài viết chi tiết nhất về công nghệ composite và khuyết tật của rencoat thường gặp trong quá trình sản xuất vật liệu Composite.


Hình ảnh bồn composite do công ty composite Ánh Dương chúng tôi sản xuất

Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
   Vết nhăn -   Lớp Gelcoat quá mỏng (nhỏ hơn 0.13 mm)
 
-   Gelcoat chưa kịp đóng rắn đã đắp lên lớp khác
 -   Lớp Gelcoat phải có độ dày thích hợp 0,25 - 0,5 mm
 -   Kiểm tra độ dính: ấn ngón tay lên nếu bề mặt gel coat nếu có độ dính nhưng không dính nhựa lên tay là đắp lớp kế tiếp được
   Lỗ li ti
 -   Hệ thống súng phun -   Kiểm tra và vệ sinh súng phun
   Bọt khí
 -   Hiện tượng nhốt khí
 -   Súng phun quá áp
 -   Mỗi lần phun bề dày khoảng 0,13 mm
 -   Điều chỉnh áp suất khí theo bề dày lớp Gelcoat là tốt nhất, thường khoảng 40 - 80 PSI, tùy vào độ nhớt
   Mắt cá
 -   Tạp chất trên khuôn như bụi, ẩm, dầu -   Vệ sinh đường dẫn khí
 -   Sử dụng thiết bị lọc khí
 -   Bề mặt phun phải loại tất cả các vết dầu, đặc biệt là Silicone
   Phồng dộp khi ngâm trong nước
 -   Đóng rắn chưa hoàn toàn
 -   Chưa thấm ướt hết sợi
 -   Liên kết yếu giữa Gelcoat và lớp nhựa sợi kế tiếp, thường là do tạp chất
 -   Lớp Gelcoat mỏng

   Lòi sợi qua bề mặt Gelcoat
 -   Lớp Gelcoat quá mỏng
 -   Gelcoat chưa đóng rắn thích hợp
 -   Phun lớp Gelcoat dày hơn
 -   Tiến hành đắp sợi khi Gelcoat đã hơi khô bề mặt
   Gelcoat bị dính sang sản phẩm khác
 -   Sử dụng chất tách khuôn chưa đúng cách
 -   Chất tách khuôn không tốt
 -   Sử dụng thêm tách khuôn
 -   Thay đổi chất tách khuôn
   Đóng rắn chậm
 -   Nhiệt độ dưới 21°C -   Hàm lượng xúc tác thấp -   Độ ẩm cao -   Tăng lượng xúc tác
   Hiện tượng chảy
 -   Lớp Gelcoat quá dày -   Súng phun nên đặt cách khuôn khoảng 40 cm
 -   Mỗi lần phun nhiều nhất dày khoảng 0,4 mm
   Tách màu
 -   Kỹ thuật phun -   Giảm hàm lượng chất pha loãng
 -   Giảm bề dày mỗi lần phun
 -   Tránh phun chồng lên nhau
   Mất màu trên bề mặt sản phẩm
 -   Nhốt khí trong lúc phun -   Phun lên khuôn nhiều lớp  mỏng
 -   Vệ sinh đường dẫn khí của súng phun
 
-   Bề mặt khuôn khô
   Lỗ thủng, vết sẹo
 -   Tỷ lệ nhựa/ xúc tác không phù hợp -   Áp suất khí quá cao hoặc quá thấp -   Vết dầu hoặc ẩm trên bề mặt khuôn -   Điều chỉnh lại tỷ lệ nhựa xúc tác
  
-   Chọn áp suất phun phù hợp
  
-   Vệ vinh khuôn
   Bề mặt lớp Gelcoat bị gồ ghề trước khi đắp lớp nhựa sợi tiếp theo
 -   Hiện tượng co rút lớp Gelcoat -   Lượng xúc tác dư làm thời gian đóng rắn quá nhanh -   Chậm đắp lớp nhựa sợi lên bề mặt gelcoat -   Bề dày lớp Gelcoat không đều nên thời gian Gel khác nhau gây co rút -   Bề mặt khuôn quá nóng
 -   Giảm hàm lượng xúc tác
 
-   Phun Gelcoat thành những lớp mỏng -   Để khuôn nguội trước khi sản xuất tiếp



Để tham khảo thêm phương pháp sản xuất composite mời bạn click VÀO ĐÂY

Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.


Sản phẩm composite - Đá cẩm thạch

Công ty Cổ phần composite và Công nghệ Ánh Dương gửi tới bạn và quý khách hàng bài viết giới thiệu về một số sản phẩm composite điển hình là sản phẩm đá cẩm thạch nhân tạo từ composite.

  
Hình ảnh một số sản phẩm đá cẩm thạch từ composite

Đá cẩm thạch nhân tạo là một dạng hỗn hợp chính xác nhựa Polyester, xúc tác, độn, màu vào khuôn hở đã được phủ một lớp Gelcoat trong.

1. Đá cẩm thạch nhân tạo là gì?

Đá cẩm thạch, mã não và Granite nhân tạo là hỗn hợp nhựa, sợi thủy tinh và độn.
-   Nhựa là nhựa Polyester bất bão hòa loại đổ khuôn (Casting).
-   Sợi thủy tinh: tùy vào hình dáng sản phẩm mà có thể chọn dạng sợi nào.
-   Độn: tùy vào dạng độn mà ta có các sản phẩm sau:



•   Cẩm thạch: độn Canxi Carbonate
•   Mã não: bột mã não
•   Granite: các hạt màu (Color Chip) từ đá tự nhiên hoặc nhân tạo


   


2. Đá cẩm thạch nhân tạo được làm như thế nào?

-   Đá cẩm thạch nhân tạo là một dạng hỗn hợp chính xác nhựa Polyester, xúc tác, độn, màu vào khuôn hở đã được phủ một lớp Gelcoat trong. Sau vài giờ nhựa đóng rắn thì tháo khuôn, lấy sản phẩm.
-   Màu và các vân màu là do kỹ thuật người sản xuất. Do đó, mỗi nhà sản xuất thường tạo ra màu sắc và hình dáng của riêng mình.

  

3. Ứng dụng của đá cẩm thạch nhân tạo
-   Sản phẩm đá cẩm thạch nhân tạo rất đa dạng: thiết bị nhà tắm, bàn, panel, đặc biệt phục vụ trong ngành xây dựng.

Để tham khảo thêm một số sản phẩm composite do công ty chúng tôi sản xuất mời bạn click vào những tiêu đề phía dưới, chỉ cần click vào tiêu đề là bạn đã xem được chi tiết nhất bài viết.
- Một số sản phẩm bồn composite chứa hóa chất
- Một số sản phẩm bồn composite xử lý nước thải
- Một số sản phẩm bọc composite trên mọi loại vật liệu 

                                                                                                     Th.sĩ Lê Hồng Thái tổng hợp

Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn 


Công nghệ composite - biến tính nhựa


       Công ty Cổ phần composite và Công nghệ Ánh Dương giới thiệu với các bạn một phương pháp biến tính nhựa bằng nước.
        Đó là nhựa polyester bất bão hòa được biến tính hóa học nhằm đáp ứng yêu cầu môi trường và nhà sản xuất trong công nghiệp composite. Nhựa pha nước nghĩa là nhựa này có thể trộn với nước, nước sẽ chiếm chỗ của monomer styrene làm giảm hàm lượng rắn và tăng thể tích mà không ảnh hưởng đến tinh chất sản phẩm.
 
Hình ảnh sản phẩm bồn composite do Công ty Ánh Dương sản xuất

        Thêm nước vào nhựa với tỷ lệ cho phép thì vẫn sẽ duy trì cơ tính của nhựa, năng suất sản xuất và đặc biệt hiệu quả giá thành.
          Về ứng dụng, nhựa pha nước tương tự như nhựa orthophthalic, trong đó đặc biệt là đổ khuôn (giả đá, đổ tượng).


 Ưu điểm:

1.    Giảm giá thành

Sử dụng nước như dung môi và chất độn sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, trong đó styrene gần như bị thay thế hoàn toàn. Với ứng dụng đổ khuôn, nhiệt độ tỏa nhiệt thấp sẽ kéo dài tuổi thọ khuôn silicone. Ngoài ra, nước còn có vai trò chất rửa khuôn và thiết bị.

2.    An toàn sản xuất

Khi đã trộn với nước sẽ giảm đáng kể hơi styrene bốc lên, môi trường làm việc được cải thiện, giảm thiểu được nguy cơ cháy nổ.

3.    Kéo dài thời gian lưu trữ

         Thời gian lưu trữ của nhựa pha nước (lúc chưa pha nước) có thể khoảng 12 tháng trong khi nhựa ortho bình thường khoảng 6 tháng.

        Khi đã trộn với nước, hệ nhũ tương này sẽ ổn định và cân bằng hóa học trong khoảng vài tháng.

 
Hình ảnh sản phẩm bồn composite xử lý nước thải đặt ngầm do công ty Ánh Dương sản xuất

 Quy trình trộn

        Chuẩn bị nhựa và nước (tỷ lệ thông thường các nhà sản xuất đưa ra theo khối lượng khoảng 4/1).
        Thêm dần nước vào nhựa với tốc độ trộn khoảng 1200 – 1500 vòng/phút trong vòng 5 – 10 phút. Khi cho nước vào, hỗn hợp sẽ chuyển sang màu trắng kem.
        Thêm độn và màu vào, nên sử dụng màu gốc nước.
        Độ nhớt được điều chỉnh theo nguyên tắc: nước làm tăng độ nhớt và styrene làm giảm độ nhớt.
        Hỗn hợp này sẽ ổn định trong vòng 6 – 8 tuần, nhưng lưu ý phải trộn lại trước khi sử dụng.
        Chất xúc tiến chỉ nên cho vào trước khi sử dụng. Khi hỗn hợp đã có xúc tiến nên sử dụng trong vòng 5 ngày.
        Sau khi đã cho đầy đủ các thành phần vào, tiếp tục trộn 3 – 5 phút rồi mới thêm chất xúc tác.


Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn

Công nghệ composite - công nghệ nhiệt rắn


Công ty Cổ phần composite và Công nghệ Ánh Dương giới thiệu bài viết so sánh công nghệ SMC - BMC ép nhiệt rắn để các bạn tham khảo.
 
Bồn composite do công ty Ánh Dương sản xuất
Công nghệ SMC và BMC là công nghệ tạo sản phẩm Composite bằng phương pháp đóng rắn nhiệt


SMC (Sheet Moulding Compound) (Hỗn hợp Composite dạng tấm)BMC (Bulk Moulding Compound) (Hỗn hợp Composite dạng khMô tả tìm kiếmối)
   Hình dạng   SMC dạng bột nhão thường làm từ nhựa polyester kết hợp với sợi thủy tinh cắt ngắn, được trộn lại, định hình thành tấm nhựa giữa hai lớp màng nylon bảo vệ.   MC cũng là hỗn hợp bột nhão từ nhựa polyester hoặc nhựa phenolic, được định hình dạng khối hoặc đùn ra và bọc phủ bằng màng nylon.
   Gia cường   Sợi thủy tinh cắt ngắn, kích thước 13 - 50 mm. Sợi gia cường 10 - 65% khối lượng.   Sợi thủy tinh cắt ngắn, dài 6 mm đến 12 mm. Sợi gia cường chiếm 5 - 25% khối lượng.
   Khuôn   Khuôn ép nhiệt với nhiệt độ thấp khoảng 93°C và áp suất 200 psi.   Ép nén, ép chuyển hoặc phun vào khuôn với nhiệt độ khuôn khoảng 150°C, áp suất 25 - 100 kg/cm².
   Co rút, ngoại quan, kích thước và độ ổn định   Co rút dưới 0,2%, co rút thấp hơn sẽ tạo ra bề mặt đẹp hơn.   Co rút dưới 0,2%, co rút thấp hơn sẽ tạo ra bề mặt đẹp hơn, ổn định kích thước.
   Cơ tính   Sản phẩm composite ép từ tấm SMC có cơ tính rất tốt.   Hỗn hợp BMC có thể sử dụng sản xuất các sản phẩm có cơ tính tốt.
   Kháng cháy   Tùy công thức   Tùy công thức
   Màu và sơn   Sản phẩm SMC có thể sơn phủ, sắc màu ít nhiều phụ thuộc vào độ co rút sản phẩm.   Hầu hết các sản phẩm BMC có thể sơn phủ trong khuôn hoặc sơn ngoài, sắc màu ít nhiều phụ thuộc vào độ co rút sản phẩm. Ngoài ra, có thể tạo lốm đốm hoặc vân màu giống granite, cẩm thạch.
   Ổn định UV   Khi sử dụng sản phẩm ngoài trời thì trong công thức có thêm chất kháng UV.   Khi sử dụng sản phẩm ngoài trời thì trong công thức có thêm chất kháng UV.
Góc xưởng sản xuất sản phẩm composite của công ty Ánh Dương

ĐỂ TÌM HIỂU SẢN PHẨM COMPOSITE XIN MỜI BẠN HÃY CLICK VÀO LINK:
        
                                                                                                   Lê Hồng Thái - Thuận Phú

Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.
                       

Công nghệ composite - Công nghệ SMC


  CÔNG NGHỆ SMC SẢN XUẤT SẢN PHẨM COMPOSITE

        SMC là dạng tấm phẳng liên tục và là vật liệu composite có chứa sợi và các loại chất độn được phân tán trong nhựa nhiệt rắn. Nhựa trong tấm SMC chưa được đóng rắn, nhưng có độ nhớt rất cao. Nó được đóng rắn khi gia công tạo sản phẩm cuối cùng bằng cách ép vào khuôn.

  
Bồn composite do công ty Ánh Dương sản xuất đang được lắp đặt ở công trình

        Công nghệ SMC có thể dùng để sản xuất các bộ phận và các chi tiết composite có hình dáng phức tạp và thời gian định hình trong khuôn là tương đối ngắn. Do đó composite SMC là rất tiện lợi.
         Qui trình sản xuất các sản phẩm bằng SMC trải qua 2 giai đoạn:

  1. Giai đoạn I: Tạo BTP dạng tấm phẳng 


Trong giai đoạn này BTP có chứa nhựa, sợi, độn và có đầy đủ các tất cả các phụ gia nhưng chưa đóng rắn.

    2. Giai đoạn II: Đúc ép trong khuôn tạo sản phẩm 


  • Trong gia đoạn này, BTP dạng tấm sẽ được đưa vào máy ép nóng để ép định hình và tạo sản phẩm
  • Các xúc tác thường sử dụng là peroxide hữu cơ, như t-bultyl perbenzoate (TBPB),

 
Bãi chứa sản phẩm bồn composite của công ty Ánh Dương 


      Trọng lượng nhẹ: Các sản phẩm Composite được sản xuất bằng công nghệ SMC có trọng lượng riêng nhỏ hơn các cấu trúc kim loại. Tỉ lệ về độ bền trên khối lượng của composite SMC có thể so sánh với nhiều chi tiết làm từ kim loại.


                                                                            Thuận Phú - Lê Hồng Thái


Để tham khảo một số công trình sản xuất sản phẩm bồn composite của công ty chúng tôi mời bạn click vào những tiêu đề dưới đây:
Một số công trình bồn composite chứa hóa chất công ty chúng tôi đã bàn giao
Một số công công trình bồn composite xử lý nước thải đã bàn giao và lắp đặt

Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn

Công nghệ composite trong xây dựng


           Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương giới thiệu bài viết về công nghệ composite cho việc sửa chữa, gia cố và bảo vệ kết cấu các công trình xây dựng
          TyfoR FibrwrapR Systems là một loại vật liệu có trọng lượng nhẹ và độ bền cao dùng cho việc gia cố các công trình bằng bê tông, gạch đá, thép và gỗ. Công ty Fyfe đã ứng dụng những công nghệ của ngành hàng không vũ trụ trong hơn 50 năm qua cho các công trình xây dựng dân dụng.
          TyfoR FibrwrapR Systems bao gồm sợi carbon, sợi thủy tinh và sợi aramid được tẩm loại nhựa chất lượng tốt nhằm tạo ra một lớp laminate bao phủ bên ngoài các thành phần cần được gia cố. TyfoR FibrwrapR Systems đã đ ược thử nghiệm trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt để chứng thực độ bền theo thời gian của công trình.
công nghệ composite 
Bồn composite chứa hóa chất do công ty Ánh Dương lắp đặt tại Công ty Hóa Chất D.P (Sài Gòn)

          Thêm vào đó, vật liệu đã ứng xử và làm việc đúng như thiết kế tính toán khi công trình chịu những trận động đất lớn như tại Los Angeles, El Salvador, Đài Loan (TQ) và Seatle. Hệ thống vật liệu này được thi công thủ công cho các cấu kiện hiện hữu. Nhờ trọng lượng nhẹ và dễ lắp đặt, hệ thống có ưu điểm là không cần phải sử dụng các loại thiết bị nặng cho việc thi công hoặc phá đi các công trình cũ. Hệ thống này là giải pháp ưu việt nhất cho các công trình cần tiến độ thi công nhanh, ít ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt bên trong công trình.
công nghệ composite công nghệ composite 
   Bãi chứa sản phẩm bồn composite do Công ty Ánh Dương sản xuất

          TyfoR FibrwrapR Systems được cấu tạo bằng sợi thủy tinh E-Glass gồm TyfoR SEH, WEB và BC systems bao gồm nhiều sợi thủy tinh e-glass đặt liên tiếp nhau được tẩm TyfoR epoxy. Các loại vật liệu này có tính năng phù hợp với các ứng dụng vào các công trình cần gia cường, gia cố nhẹ, tạo sự ổn định cho các công trình sử dụng vật liệu gạch đá và mang lại tính thẩm mỹ cho công trình sau khi được hoàn thành hoặc được ứng dụng để truyền lực và tải trọng từ cấu kiện này sang cấu kiện khác và có thể ứng dụng trong nhiều loại công trình với đủ loại kích cỡ rộng và dày khác nhau.

         TyfoR FibrwrapR Systems có thành phần cấu tạo sợi carbon (TyfoR SCH) gồm các sợi carbon đặt theo một và hai phương; loại vật liệu này được sản xuất dưới 2 dạng cuộn và sẽ dược tẩm TyfoR epoxy tại công trường hoặc có dạng tấm do đã được tẩm nhựa tổng hợp trước tại nhà máy.

công nghệ composite   bồn composite
Bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt do Công ty Ánh Dương vận chuyển và lắp đặt

         Ngoài những loại vật liệu kể trên còn có TyfoR Anchor Systems có cốt sợi và được đặt xen kẽ với FibrwapR trong quá trình thi công. Vật liệu này được dùng để làm tăng sự liên kết lâu bền và phát huy hiệu quả của các thiết kế cho các cấu kiện dầm, sàn, ống dẫn và tường.
         TyfoR Systems được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng dân dụng.
         Tường bê tông và tường gạch: Nhiều bức tường bê tông hoặc các công trình xây bằng gạch, đất sét hoặc block bê tông cần được gia cố nhằm tăng khả năng chịu lực theo cả hai phương trong và ngoài mặt phẳng. TyfoR Systems có thể được ứng dụng để tăng thêm khả năng chịu lực cần thiết cho công trình. TyfoR FibrwrapR Anchors tăng độ bám dính, liên kết và hiệu quả của thiết kế.

bọc composite, công nghệ composite  
Bọc composite cho bể bê tông và hầm ngầm

         Dầm và sàn: TyfoR Systems có thể được sử dụng để gia cố các thành phần của dầm và sàn khi cần tăng hoạt tải sử dụng hoặc nâng cao khả năng chịu lực của cấu kiện do thiết kế không hợp lý. TyfoR Systems còn có thể được sử dụng thay thế các phương pháp gia cố cấu kiện thông thường như phương pháp phun bê tông hoặc ghép bản thép gia cường. TyfoR FibrwrapR Anchors làm tăng độ liên kết giữa các cấu kiện và phát huy hiệu quả của thiết kế cho công trình.
        Cột: TyfoR FibrwrapR Systems được thiết kế nhằm làm tăng độ bền và độ dẻo cho các cột hiện hữu bằng cách tạo các lực ép theo chu vi, hạn chế sự nở hông. TyfoR FibrwrapR Systems cũng được thiết kế để tăng khả năng chịu cắt và chịu uốn của cột; Tăng độ dẻo cho cột.

  
Bọc composite cho bể thép xử lý nước thải

        Các cuộc thử nghiệm cho thấy chuyển vị của cột tăng tới 8+; Tăng khả năng chịu tải theo phương đứng của kết cấu bằng cách tăng cường độ chịu nén của bê tông; Chống lại sự ăn mòn và sự xâm phạm của clorua, độ ẩm và khí oxy. Do vật liệu gia cố mỏng, nhẹ bề mặt kiến trúc của cột có thể vẫn giữ được nguyên trạng. Các dạng cột này gồm có cột dạng tròn, vuông, chữ nhật, lục giác, hình thang... Độ dày tiêu chuẩn phải không quá 6mm.
       Sử dụng nhựa tổng hợp có thành phần cấu tạo đặt biệt TyfoR SW-1, TyfoR FibrwrapR Systems có thể được ứng dụng để gia cố các cấu kiện nằm dưới nước của các công trình cầu, trụ cầu, cọc.
      TyfoR FibrwrapR Systems còn có khả năng giảm tác hại do tác động của các vụ nổ. Nó rất phù hợp cho các ứng dụng nhằm làm giảm nhẹ tác hại của các vụ nổ. Khả năng biến dạng lớn của vật liệu đã làm tăng độ dẻo cho công trình nhưng chỉ làm cho các cấu kiện chỉ dày thêm vài mm.

 
Một góc xưởng sản xuất bồn composite xử lý nước thải của công ty Ánh Dương 

        Các ứng dụng tiềm năng của hệ thống này bao gồm việc giảm nhẹ hậu quả cho các vụ nổ trong ngành Công nghiệp hoặc trong ngành Dầu khí cũng như bảo vệ các kết cấu khi sử dụng cho mục đích quân sự hoặc tránh bị hư hại do các vụ khủng bố. TyfoR Blast Flex System sử dụng loại vật liệu có tính đàn hồi dẻo phun lên bề mặt cấu kiện cho mục đích làm giảm nhẹ hư hại do nổ gây ra.

        Để tìm hiểu các sản phẩm composite xin mời các bạn click vào các đường link này:

        - Bồn composite trong xử lý nước thải sinh hoạt
        - Bồn composite chứa hóa chất
        - Xử lý môi trường
        - Xử lý nước thải

                                             XIN CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM